Tư vấn ngay
Mr. Cường: 0989 490 236 Mr. Thịnh: 0936 995 663 Mr. Vương: 0975 135 635Mr. Tùng PCCC: 0932 36 46 81

Quy trình bảo dưỡng động cơ điện đúng cách

Quy trình bảo dưỡng động cơ điện đúng cách

Theo định kì cứ 6 tháng làm việc thì tiến hành bảo dưỡng ở cấp tiểu tu một lần, sau 4000 giờ làm việc thì bảo dưỡng ở cấp trung tung một lần ( chưa đủ 4000 giờ làm việc thì sau 1 năm cũng tiến hành bảo dưỡng cấp trung tu). Nếu làm việc trong điều kiện nặng nề hoặc môi trường có khí ăn mòn thì cần rút ngắn định kì xuống 1/2 hoặc 1/3

quy-trinh-bao-duong-dong-co-dien-dung-cach

I/ Bảo dưỡng ở cấp tiểu tu

+ Làm vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vỏ, kiểm tra điện trở cách điện và các nội dung của công tác kiểm tra

+ Lau chùi ổ điện, vành khuyên, thanh góp. Mài sửa chổi điện, căng lại lò xo,thay chổi điện nếu thấy cần thiết. Bảo đảm sự tiếp xúc chắc chắn giữa chổi điện với cổ góp.

+ Dùng khí nén khô, thổi sạch bụi ở bên trong và bên ngoài động cơ

+ Xiết lại ê cu ở hai nắp, đồ gá, bệ máy, dây tiếp địa, hộp cực và các mạch khởi động.

+ Đánh nhẵn các vị trí tiếp xúc và xiết chặt các đầu dây ở trên cầu dao, cầu chì, aptomat..

+ Kiểm tra dầu mỡ ở ổ bi và ổ bạc

+ Kiểm tra, điều chỉnh chế độ làm việc của các thiết bị đóng cắt bảo vệ như rơ le, aptomat, khởi động từ

II/ Nội dung bảo dưỡng ở cấp trung tu

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung ở cấp tiểu tu

+ Kiểm tra thay thế các ổ bi, ổ bạc nếu thấy cần thiết

+ Thay dầu mỡ ( chỉ cho khoảng 2/3 khoảng trống của nắp mỡ bằng mỡ chịu nhiệt).

+ Sấy khô dây quấn khi cần thiết

+ Sửa chữa tất cả các hư hỏng phát hiện được trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng động cơ.

Khi thực hiện trung tu phải tháo lắp các bộ phận của động cơ điện nên các động tác phải khéo léo, nhẹ nhàng và phải tuân thủ theo trình tự sau để tránh tổn thương đến dây quấn và các bộ phận chuyển động.

+ Cắt điện, tháo các đầu dây tiếp điện, các dây tiếp địa, các dây ở chổi điện và biến trở nếu có.

+ Tháo động cơ ra khỏi máy công tác

+ Dùng van tháo puli ra khỏi trục

+ Tháo nắp bảo vệ và cánh quạt gió

+ Tháo nắp mỡ sau

+ Tháo bulong giữ hai nắp

+ Dùng nêm gỗ hoặc đồng, gõ nhẹ lên các điểm đối xứng để tháo nắp sau

+ Luồn miếng bìa nhẫn vào khe hở dưới giữa roto và stato rồi vừa đỡ vừa từ từ rút ruột cùng với nắp trước khi ra khỏi vỏ. Tuyệt đối không được để chạm vào dây cuốn

+ Đặt ruột lên một giá bằng gỗ, không đặt trực tiếp trên mặt đất, hoặc mặt bàn cứng. Sau đó tiến hành vệ sinh, tra mỡ hoặc thay vòng bi. Vòng bi chỉ tháo ra khỏi trục khi phải thay thế. Trước khi tháo phải lau sạch trục và bôi lên một lớp dầu nhờn, rồi dùng vòng sắt nung đỏ ốp ra phía ngoài vòng bi và tháo ra bằng vam. Nếu là động cơ kiểu ruột quấn thì trước khi tháo vòng bi phải tháo cổ góp.

+ Khi lắp động cơ thì làm theo quy trình ngược lại

+ Trường hợp thay vòng bi mới, phải rửa sạch trục bằng dầu hỏa, đánh lại bằng giấy ráp mịn nếu trục bị xước hoặc han gỉ, bôi lên một lớp dầu nhờn, luộc vòng bi trong dầu khoáng ở nhiệt độ 70-80°C, dùng van hoặc tuyo đồng đưa dần vòng bi vào trong trục.

quy-trinh-bao-duong-dong-co-dien-dung-cach1

III/ Bảo quản động cơ điện

Động cơ chưa dùng đến phải được kiểm tra, bảo dưỡng ở cấp tiểu tu trước khi niêm cất trong kho. Nếu là động cơ mới thì phải tháo hòm, mở bao bì. ,, Động cơ phải được để trên giá cách ly với mặt đất. Nền kho phải cao ráo, không đọng nước, mái không dột, không bị mưa hắt. Không gian phải thoáng đãng, không gần hồ ao, không có hơi nước, không có bui khí ăn mòn… Định kỳ 6 tháng nên kiểm tra, bảo dưỡng 1 lần ở cấp tiểu tu. Nếu bị han gỉ phải tìm nguyên nhân để khắc phục.

Khi vận chuyển hoặc đưa đi thi công, lắp đặt ngoài trời phải che đậy cẩn thận và để nơi khô ráo, kể cả trường hợp đã được bọc gói kĩ càng.

Sản phẩm sau :

Sản phẩm trước :